Trong bài viết hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn các mẹo hay trong quá trình sử dụng tủ lạnh như: Mẹo hay để vệ sinh tủ lạnh tốt nhất, mẹo hay giúp bạn tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng tủ lạnh hay mẹo vặt hữu ích khi bạn mua cũng như rã đông đồ đông lạnh trong tủ lạnh đúng cách. Nào chúng ta sẽ đi vào từng mẹo hay khi sử dụng tủ lạnh nhé!
I. Những Mẹo Hay Vệ Sinh Tủ Lạnh Tốt Nhất
Thi thoảng bạn cũng nên vệ sinh bên trong tủ lạnh của mình bởi dưới điều kiện nhiệt độ thấp các vi sinh vật vẫn có thể nhân lên. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đưa ra một số lời khuyên cũng như mẹo hay về khi nào cần phải lấy khăn lau ra để vệ sinh tủ lạnh cũng như cách thực hiện công việc này sao cho hiệu quả.
Thời điểm chắc chắn nhất để bạn vệ sinh là lúc tủ lạnh có bạn có chút dây bẩn – chẳng hạn như mứt bị kẹt vào một trong các giá hoặc nước trái cây bị trào ra. Tuy nhiên, ngay cả khi tủ lạnh của bạn không bẩn tý nào, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên vệ sinh sau khoảng mỗi 4 tuần bởi suy cho cùng tủ lạnh là nơi mà bạn bảo quản đồ thực phẩm tươi sống dùng để nấu ăn hàng ngày.
Làm sạch tủ lạnh là công việc không đòi hỏi quá nhiều kiến thức chuyên môn và bạn sẽ rất vui khi biết rằng bạn không cần phải dùng các sản phẩm làm sạch hoặc chất khử trùng đắt tiền, bởi chỉ cần nước ấm với một ít nước rửa bát là đủ.
Chuẩn bị vệ sinh tủ lạnh:
Trước tiên, hãy lên kế hoạch để tủ lạnh có thể sẵn sàng vệ sinh – tạm dừng dự trữ thực phẩm và bố trí các thực phẩm còn lại được bảo quản tạm thời trong các hộp lạnh hoặc để nhờ tủ lạnh nhà hàng xóm.
Hãy nhớ luôn tắt nguồn tủ lạnh và rút phích cắm nguồn để đảm bảo an toàn trước khi bắt đầu vệ sinh. Nếu tủ lạnh của bạn được lắp độc lập thì có thể kéo nhẹ về phía trước hoặc sang bên cạnh, sau đó dùng máy hút bụi để hút hết bụi bẩn từ bên dưới và từ các cuộn giàn ngưng màu đen ở đằng sau tủ lạnh (nếu chúng có thể nhìn thấy được ở bên ngoài).
Nếu tủ lạnh của bạn là loại không có công nghệ NoFrost (chống đóng tuyết) hoặc tủ lạnh có một ngăn đông thì bạn cần phải xả tuyết cho ngăn này trong vài giờ trước khi vệ sinh.
Vệ sinh các phụ kiện:
Lấy ra và nếu có thể, tháo dỡ tất cả các bộ phận có thể tháo rời như các giá, ngăn kéo hoặc vách ngăn. Làm sạch từng phụ kiện trong chậu rửa với nước ấm với một ít nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa có độ pH trung tính. Sử dụng khăn ẩm để lau sạch các ray trượt. Yêu cầu tra ít dầu mỡ và không tháo rời các ray này. Sau đó, sử dụng khăn cotton để lau khô các bộ phận.
Không cần dùng các sản phẩm vệ sinh hoặc chất khử trùng chuyên dụng đắt tiền khi vệ sinh tủ lạnh; chỉ cần dùng nước ấm và chút nước rửa bát là đủ.
Vệ sinh bên trong tủ lạnh:
Cách tốt nhất để vệ sinh bên trong tủ lạnh là dùng khăn lau sợi mịn (loại không bám bụi), nước ấm và một chút nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa có độ pH trung tính.
Sau khi vệ sinh, lau lại bên trong tủ lạnh một lần nữa với nước sạch và dùng khăn lau khô. Không có gì lạ khi các trang web tư vấn đồ gia dụng đề xuất làm sạch tủ lạnh bằng giấm ăn: chúng tôi đặc biệt khuyên bạn không nên làm điều này vì giấm có thể ăn mòn các bộ phận bằng nhựa.
Hơn nữa, bạn cũng nên tránh sử dụng miếng cọ rửa, bọt biển mài mòn và các chất hỗ trợ, chất tẩy rửa mạnh khác. Bạn chỉ cần lưu ý vệ sinh tủ lạnh của bạn một cách thường xuyên – chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh tủ lạnh của mình cứ sau khoảng bốn đến sáu tuần một lần. Ngoài ra, có thể bạn không thực sự sai lầm khi vệ sinh tủ lạnh, nhưng để an toàn bạn nên tránh một số điều sau:
- Tránh dùng máy làm sạch bằng hơi nước
- Không dùng chất tẩy rửa đậm đặc
- Nói không với miếng bọt biển có mặt nhám hoặc miếng cọ xoong nồi bằng thép
- Không dùng chất vệ sinh mài mòn hoặc chất tẩy rửa mạnh chứa cát, clo hoặc axit
- Không làm hỏng hoặc bóc nhãn định mức ở bên trong tủ lạnh
- Không để nước vệ sinh xâm nhập vào đường ống xả, các khe thông gió hay các bộ phận điện.
Vệ sinh bên ngoài tủ lạnh:
Cách vệ sinh thích hợp tùy thuộc vào từng loại chất liệu.
Mặt tủ chất liệu nhựa: Vệ sinh bằng chút nước ấm và nước rửa bát.
Các cửa bằng thép không gỉ: Các cửa này có lớp phủ SmartSteel chống bám vân tay và trầy xước, nên cần được chăm sóc cẩn thận. Dùng vải mềm và sạch để lau. Nếu cần vệ sinh vết bẩn cứng đầu, hãy dùng một ít nước hoặc sản phẩm làm sạch có độ pH trung tính. Vui lòng lưu ý: Không dùng sản phẩm làm sạch thép không gỉ trên các bề mặt bằng SmartSteel vì có thể làm hỏng lớp phủ đặc biệt này.
Các mặt bên bằng thép không gỉ: Nếu các mặt này bẩn, bạn có thể vệ sinh chúng bằng sản phẩm làm sạch dành cho thép không gỉ của thương hiệu Liebherr và khăn cotton mềm và hãy nhớ lau theo chiều của vân thép. Sau đó dùng nước ấm để lau hết chất tẩy rửa còn thừa và phủ kín bề mặt khô bằng hợp chất đánh bóng thép không gỉ của Liebherr. Bạn có thể mua các sản phẩm làm sạch và đánh bóng thép không gỉ ở các cửa hàng bán lẻ hoặc có thể đặt hàng qua hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn. Lưu ý: Với các tủ có lớp phủ bằng BlackSteel, thì các hướng dẫn vệ sinh cho cửa cũng được áp dụng cho các mặt bên.
Các mặt bên có phủ sơn: Lau bằng khăn mềm, sạch. Trong trường hợp có vết bẩn cứng đầu thì dùng ít nước hoặc chất tẩy rửa có độ pH trung tính.
Sau khi vệ sinh:
Khi tất cả các bộ phận đã sạch và khô ráo, hãy cắm phích cắm nguồn và bật nguồn trở lại. Nếu tủ lạnh có chức năng SuperFrost, vui lòng bật chức năng này để thiết bị nhanh chóng đạt được nhiệt độ mong muốn. Khi thiết bị đủ lạnh thì chuyển thực phẩm vào tủ. Giờ đây, bạn có thể tận hưởng tủ lạnh của mình thực sự sạch sẽ và cảm giác an toàn khi bảo quản được các đồ thực phẩm luôn tươi mới!
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về công việc vệ sinh tủ lạnh, vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc comment bên dưới bài viết để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.
II. Top 9 Mẹo Giúp Tiết Kiệm Điện và Chi Phí Khi Sử Dụng Tủ Lạnh
Tiết kiệm cả điện năng cũng như chi phí cho tủ lạnh là việc tưởng chừng khó mà lại vô cùng đơn giản. 9 gợi ý dưới đây của chúng tôi là tổng hợp những lời khuyên hữu ích nhất mà các bà nội trợ nên tham khảo:
1. Loại bỏ ngay tủ lạnh cũ:
Các tủ lạnh cũ thường tiêu tốn nhiều điện năng vì vậy mua thiết bị mới là quyết định hoàn toàn đúng đắn. Thương hiệu Liebherr luôn sẵn có đa dạng nhiều dòng tủ lạnh có cấp hiệu quả năng lượng cao.
2. Sắm thiết bị hiệu quả năng lượng:
Thông tin trên nhãn năng lượng sẽ cho chỉ thị rõ ràng về mức hiệu quả năng lượng của tủ lạnh. Quy tắc sau được áp dụng: càng nhiều ký hiệu sao (hoặc ký hiệu dấu + sau chữ cái A) thì có nghĩa càng hiệu quả về năng lượng và kinh tế.
3. Vị trí đặt tủ lạnh là yếu tố then chốt:
Kê tủ lạnh tránh xa nguồn nhiệt như lò nướng, bếp ga hay các thiết bị tỏa nhiệt khác và tránh nơi có ánh nắng trực tiếp. Bất kể tủ lạnh được lắp âm hay lắp độc lập thì phải luôn đảm bảo tủ lạnh có đủ không gian thông thoáng, giúp cho máy nén hoạt động ở công suất thấp, qua đó tiết kiệm được điện năng.
4. Cài đặt nhiệt độ hợp lý:
Nhiệt độ tối ưu để vận hành tủ lạnh là 5°C, và -18°C với tủ đông. Với mỗi một độ được điều chỉnh tăng thì tủ lạnh sẽ phải sử dụng thêm 6% điện năng. Chính vì vậy, việc cài đặt nhiệt độ chính xác có thể tiết kiệm trực tiếp chi phí tiêu tốn điện năng.
5. Chú ý luôn đóng kín cửa:
Mỗi lần mở cửa tủ lạnh, khí lạnh thoát ra và đối lưu với khí bên ngoài rất nhanh. Sau đó tủ lạnh phải tiêu tốn thêm điện năng để làm lạnh lại như cũ, bù cho phần nhiệt tăng lên. Vì vậy, nên hạn chế mở cửa khi không cần thiết và nhớ không mở cửa quá lâu.
6. Rã đông trong tủ lạnh:
Khi muốn rã đông thực phẩm đông lạnh nên đặt ở ngăn mát. Điều này không chỉ đảm bảo thực phẩm được rã đông hoàn hảo nhất mà còn có công dụng làm mát cho bên trong tủ lạnh, nhờ đó giảm công suất hoạt động của máy nén cũng như tiết kiệm đáng kể điện năng tiêu thụ.
7. Chỉ cất giữ thực phẩm đã nguội trong tủ lạnh:
Không để thực phẩm còn nóng/ấm vào tủ lạnh vì sẽ làm nóng khí lạnh bên trong tủ lạnh và thực phẩm đã bảo quản khác. Hãy nhớ luôn để nguội thực phẩm về nhiệt độ phòng trước khi đưa vào tủ lạnh.
8. Xả tuyết cho ngăn đông:
Nếu tủ lạnh của bạn không phải là thiết bị có công nghệ không đóng tuyết, thì một lớp tuyết dày sẽ tích tụ dần trong ngăn đông và lớp này sẽ hoạt động như một dạng cách nhiệt, làm thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng hơn để làm mát bên trong. Vậy nên, chúng tôi yêu cầu xả tuyết cho ngăn đông thường xuyên. Liebherr có lựa chọn tuyệt vời thay thế cho công việc này – đó là dòng tủ lạnh có công nghệ NoFrost mà không cần phải xả tuyết trong suốt quá trình sử dụng.
9. Kiểm tra cửa hít thường xuyên:
Ron cao su được dùng với mục đích cách nhiệt và tránh trao đổi nhiệt giữa khí bên ngoài và bên trong tủ lạnh. Do đó, chú ý kiểm tra thường xuyên ron này còn nguyên vẹn hay kín khít không và thay ngay ron mới nếu cần. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo đặt các vật vào trong tủ lạnh sao cho không bị vướng gây không đóng hết cửa.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn comment về bài viết, còn chần chờ gì nữa, hãy tương tác ngay với chúng tôi. Bạn chỉ cần dùng chức năng comment bên dưới bài viết này để cùng tham gia thảo luận với chúng tôi.